* Nâng cao kiến thức chẩn đoán, điều trị, phòng lây nhiễm bệnh cúm A(H1N1)
Đến sáng 28/8, Bệnh viện Đa khoa Phú Yên đã tiếp nhận điều trị cách ly 32 bệnh nhân; trong đó có 7 bệnh nhân dương tính với cúm A (H1N1). Bác sĩ Trần Minh Tâm, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, cho biết, ngoài 7 trường hợp dương tính, các trường hợp còn lại phần lớn đến từ hai ổ dịch tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn (phường 1, TP Tuy Hòa) và Trường THCS Lương Văn Chánh (xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa); tuy không làm xét nghiệm nhưng vẫn cách ly điều trị theo phác đồ cúm A (H1N1) theo quy định của Bộ Y tế. Hiện các bệnh nhân nằm viện ổn định. Bệnh viện Đa khoa Phú Yên đã mở rộng thêm khu vực cách ly, chuẩn bị đủ trang thiết bị, thuốc điều trị, nhân lực để đáp ứng nhu cầu điều trị.
* Ngày 28/8, tại Sở Y tế Phú Yên, tiến sĩ Lê Thị Thu Thảo, thạc sĩ- bác sĩ Đào Bách Khoa thuộc Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt các kiến thức về chẩn đoán, điều trị, phòng lây nhiễm cúm A (H1N1) cho hơn 160 y, bác sĩ đến từ tất cả các đơn vị trực thuộc Sở Y tế Phú Yên và các đơn vị y tế trong lực lượng vũ trang Phú Yên. Từ hình thức trắc nghiệm về những sự việc xảy ra trong thực tế, thực hành sử dụng từng loại phương tiện phòng hộ cá nhân, các giảng viên đã giúp học viên hiểu rõ hơn cách chẩn đoán, điều trị. Cụ thể là biện pháp cách ly, vận chuyển bệnh nhân an toàn trong bệnh viện; thiết lập bệnh viện dã chiến phòng chống đại dịch cúm; hệ thống phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn; nhận biết sớm, cách ly, thông báo, giám sát bệnh hô hấp cấp tính có nguy cơ lây nhiễm cao; sàng lọc, kiểm soát, giáo dục người bệnh, phân nhóm, các dịch vụ ưu tiên; sắp xếp, vận chuyển bệnh nhân; vệ sinh môi trường, khử khuẩn dụng cụ hô hấp chăm sóc người bệnh; xử lý đồ vải, chất thải; khám nghiệm, xử lý thi hài người bệnh…
* Chiều cùng ngày, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Phú Yên tổ chức buổi truyền thông phòng chống cúm A(H1N1) tại trường này. Với hình thức báo cáo chuyên đề, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Phú Yên cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản về cúm A(H1N1), nguy cơ lây nhiễm, cách phòng chống, giải đáp các câu hỏi của học sinh liên quan đến cúm A(H1N1). Đặc thù của Trường phổ thông Dân tộc nội trú Phú Yên là tất cả học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số ở nội trú tại trường.
1. Cúm A (H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A (H1N1) gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây đại dịch và biến chứng hô hấp, có thể gây tử vong. Hiện tại chưa có vắc xin phòng chống.
2. Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời gian 1 ngày trước đến 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng.
3. Bệnh có các triệu chứng giống cúm mùa như sốt (trên 380C), viêm đường hô hấp, đau họng, ho khan hoặc có đờm, đau đầu hoặc đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy...
4. Bệnh có thể diễn biến nặng gây viêm phổi, suy hô hấp, suy đa phủ tạng và dẫn đến tử vong.
Đến sáng 28/8, Bệnh viện Đa khoa Phú Yên đã tiếp nhận điều trị cách ly 32 bệnh nhân; trong đó có 7 bệnh nhân dương tính với cúm A (H1N1). Bác sĩ Trần Minh Tâm, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Phú Yên, cho biết, ngoài 7 trường hợp dương tính, các trường hợp còn lại phần lớn đến từ hai ổ dịch tại Trường tiểu học Lê Quý Đôn (phường 1, TP Tuy Hòa) và Trường THCS Lương Văn Chánh (xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa); tuy không làm xét nghiệm nhưng vẫn cách ly điều trị theo phác đồ cúm A (H1N1) theo quy định của Bộ Y tế. Hiện các bệnh nhân nằm viện ổn định. Bệnh viện Đa khoa Phú Yên đã mở rộng thêm khu vực cách ly, chuẩn bị đủ trang thiết bị, thuốc điều trị, nhân lực để đáp ứng nhu cầu điều trị.
* Ngày 28/8, tại Sở Y tế Phú Yên, tiến sĩ Lê Thị Thu Thảo, thạc sĩ- bác sĩ Đào Bách Khoa thuộc Phòng chỉ đạo tuyến Bệnh viện Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh đã truyền đạt các kiến thức về chẩn đoán, điều trị, phòng lây nhiễm cúm A (H1N1) cho hơn 160 y, bác sĩ đến từ tất cả các đơn vị trực thuộc Sở Y tế Phú Yên và các đơn vị y tế trong lực lượng vũ trang Phú Yên. Từ hình thức trắc nghiệm về những sự việc xảy ra trong thực tế, thực hành sử dụng từng loại phương tiện phòng hộ cá nhân, các giảng viên đã giúp học viên hiểu rõ hơn cách chẩn đoán, điều trị. Cụ thể là biện pháp cách ly, vận chuyển bệnh nhân an toàn trong bệnh viện; thiết lập bệnh viện dã chiến phòng chống đại dịch cúm; hệ thống phòng ngừa, kiểm soát nhiễm khuẩn; nhận biết sớm, cách ly, thông báo, giám sát bệnh hô hấp cấp tính có nguy cơ lây nhiễm cao; sàng lọc, kiểm soát, giáo dục người bệnh, phân nhóm, các dịch vụ ưu tiên; sắp xếp, vận chuyển bệnh nhân; vệ sinh môi trường, khử khuẩn dụng cụ hô hấp chăm sóc người bệnh; xử lý đồ vải, chất thải; khám nghiệm, xử lý thi hài người bệnh…
* Chiều cùng ngày, Trường phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh Phú Yên phối hợp với Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Phú Yên tổ chức buổi truyền thông phòng chống cúm A(H1N1) tại trường này. Với hình thức báo cáo chuyên đề, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Phú Yên cung cấp cho học sinh những thông tin cơ bản về cúm A(H1N1), nguy cơ lây nhiễm, cách phòng chống, giải đáp các câu hỏi của học sinh liên quan đến cúm A(H1N1). Đặc thù của Trường phổ thông Dân tộc nội trú Phú Yên là tất cả học sinh con em đồng bào dân tộc thiểu số ở nội trú tại trường.
Những điều cần biết về đại dịch cúm A (H1N1)
(Dành cho cộng đồng)
(Dành cho cộng đồng)
1. Cúm A (H1N1) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi rút cúm A (H1N1) gây ra. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao từ người sang người, có khả năng gây đại dịch và biến chứng hô hấp, có thể gây tử vong. Hiện tại chưa có vắc xin phòng chống.
2. Bệnh lây qua đường hô hấp do tiếp xúc với vi rút từ người bệnh thông qua dịch hắt hơi, sổ mũi trong thời gian 1 ngày trước đến 7 ngày sau kể từ khi có triệu chứng.
3. Bệnh có các triệu chứng giống cúm mùa như sốt (trên 380C), viêm đường hô hấp, đau họng, ho khan hoặc có đờm, đau đầu hoặc đau cơ, mệt mỏi, nôn, tiêu chảy...
4. Bệnh có thể diễn biến nặng gây viêm phổi, suy hô hấp, suy đa phủ tạng và dẫn đến tử vong.